Quy định pháp luật về thủ tục bắt buộc đối với một doanh nghiệp trước khi hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng . Do đó, nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần hiểu Đăng ký kinh doanh là gì?Lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp? Tại sao cần đăng ký? Loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp? Thời gian và chi phí là bao nhiêu? Tại sao bạn nên lựa chọn dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói? Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn những vấn đề đó.

Những quy định cần biết về đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là gì?
Pháp luật về doanh nghiệp hiện nay không quy định cụ thể khái niệm đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên ta có thể hiểu: “Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.”
Nói một cách đơn giản, đối với cá nhân chúng ta khi ra đời cần làm thủ tục “Đăng ký làm giấy khai sinh” , thì khi thành lập mới một doanh nghiệp , chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục “Đăng ký kinh doanh” để công nhận về mặt pháp lý sự ra đời của doanh nghiệp này.
Tại sao cần đăng ký kinh doanh?
Lợi ích nếu đăng ký kinh doanh khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp
(i) Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký doanh nghiệp tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Điều đó chứng tỏ là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được pháp luật bảo hộ
(ii) Lòng tin của khách hàng: Việc được đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp và được pháp luật công nhận, bảo vệ một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp đó với khách hàng. Và bất kì một hoạt động thương mại nào của công ty nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng cũng như đối tác.
(iii) Lòng tin của nhà đầu tư: Để công ty phát triển ngày càng lớn mạnh, việc tạo dựng được lòng tin từ các nhà đầu tư khác là vô cùng quan trọng. Việc tổ chức được đăng ký một cách hợp pháp và được pháp luật bảo hộ cũng tạo dựng được niềm tin đáng kể từ các nhà đầu tư.
(iv) Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Tiến hành đăng ký tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký thì sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
- Phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình cá thể mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định;
- Phạt 5.000.000đ đến 10.000.000đ nếu đã bị xử phạt khi không có giấy đăng ký KD một lần mà còn tái phạm.
Một số loại hình kinh doanh hiện nay
Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trước khi thực hiện thủ tục, chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cần chọn cho mình được lọai hình kinh doanh phù hợp. Bạn có thể tham khảo bảng sau:
Hình thức | Chủ thể phù hợp | Quy mô tổ chức | Mục đích cua chủ thể |
Doanh nghiệp | Tổ chức kinh tế | Số lượng nhân sự nhiều có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai | Lợi nhuận Xây dựng cơ cấu tổ chức rõ ràng |
Hộ kinh doanh | Cá nhân, hộ gia đình tổ chức muốn kinh doanh nhỏ lẻ, không có bộ máy, tổ chức rõ ràng | Kinh doanh nhỏ lẻ, thường là người trong gia đình làm việc với nhau,quy mô nhỏ lẻ , dễ dàng quản lý, | Lợi nhuân ( Không nhiều bằng doanh nghiệp) Hoạt động tự phát , cơ cấu quản lý không rõ ràng |
Hợp tác xã | Tổ chức kinh tế tập thể Hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,tạo việc làm cho nhau. | Tối thiểu 7 người thành lập (Theo luật hợp tác xã) | Nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên |
Hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh nhất hiện nay
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký
Theo quy định pháp luật hiện nay về đăng ký doanh nghiệp, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì sẽ có cụ thể những hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị riêng. Tuy nhiên, về tổng quan, một số giấy tờ bắt buộc và cơ bản bạn cần chuẩn bị cho thủ tục là:(i) Bản sao y CMND, hộ chiếu không quá 3 tháng.
(ii) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của quy định pháp luật
(iii) Dự thảo điều lệ công ty muốn thành lập
(iv) Các giấy tờ liên quan khác
Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh nhất hiện nay
Chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau: Đăng ký qua mạng điện tử (Online) và đăng ký trực tiếp. Đối với đăng ký qua mạng điện tử (Online) (i) Cá nhân, chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian có thể lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Phòng đăng ký kinh doanh có quy định cụ thể, chi tiết về cách thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. (ii) Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. (iii) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

Bước 1: Nộp đầy đủ hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp ở phòng kinh tế, tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, quận nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ , cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi giấy biên nhận và hẹn sau 3-5 ngày làm việc sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Trong trường hợp bộ hồ sơ thành lập công ty không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo nội dung cần sửa bằng văn bản đến chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp để điều chỉnh và bổ sung phù hợp.
Bước 3: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Đối với doanh nghiệp, chủ doanh nghiêp thực hiện một số thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp như: Khắc dấu tròn doanh nghiệp, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số , khai lệ phí môn bài…
Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói?
Thành lập doanh nghiệp là cả một giai đoạn mà không phải ai cũng thuận lợi hoàn tất nó. Nếu không am hiểu về pháp luật, chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn chi phí. Bởi vậy cách tối ưu để tiết kiệm thời gian, chi phí đó là chọn 1 đơn vị uy tín, chuyên môn tốt để thực hiện công tác này thay họ. Vậy nên tự đi đăng ký hay nên thuê dịch vụ bên ngoà? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ nêu ưu và nhược điểm của từng phương án như sau:
Đối với tự đi đăng ký
Ưu điểm:
(i) Rẻ, không tốn nhiều về mặt chi phí
(ii) Chủ động hơn về mặt thời gian hoàn thành, không cần qua bên trung gian thứ ba
Nhược điểm:
(i) Tốn nhiều thời gian và công sức.
(ii) Nếu không có kiến thức về việc thành lập doanh nghiệp do đó thời gian sẽ bị kéo dài và gây nên những phát sinh rắc rối về sau.
Đối với sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói
Ưu điểm:
(i) Tiết kiệm được thời gian và công sức
(ii) Sẽ được tư vấn để lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và định hướng của công ty
(iii) Vấn đề thành lập lập doanh nghiệp được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hạn chế những vấn đề phát sinh về sau trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
(iv) Sẽ có những ưu đãi và giảm giá khi doanh nghiệp sử dụng các gói dịch vụ sau khi thành lập.
Nhược điểm:
(i) Nhược điểm duy nhất khi sử dụng loại hình dịch vụ này đó là doanh nghiệp sẽ mất một khoản phí để chi trả cho dịch vụ của mình ( Chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng) Tuy nhiên, đối với những lời ích vô cùng hữu ích mà các công ty dịch vụ mang lại thì chắc chắn khoản phí đó sẽ chẳng là gì cả.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty Luật cung cấp dịch vụ “đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ”, chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cần lựa chọn một cách kỹ càng để tìm ra được nơi uy tín và phù hợp.